Trước tiên phải tiềm hiểu Insulin là gì?
Insulin là một loại hormone do các "tế bào đảo tụy" của tuyến tụy tiết ra với tác dụng chuyển hóa carbonhydrate. Ngoài ra, hormone Insulin còn tác dụng đến chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Cấu tạo từ các Acid amin nên chỉ được tiêm, nếu uống vào cơ thể thì sẽ bi phân hủy thành các acid amin nhỏ nên không có tác dụng.
Tóm lại: Insulin giúp đường vào trong tế bào giúp cho tế bào hoạt động.
1. Đái tháo đường Typ I: nặng
Thường bắt đầu ở trẻ em hoặc ở người lớn dưới 40 tuổi ( Phần lớn 10- 20 tuổi)
Khởi phát lâm sàng rầm rộ với dấu chứng đặc hiệu như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhanh. Biến chứng cấp thường gặp là hôn mê do nhiễm toan ceton, biến chứng mạn tính là biến chứng vi mạch mắt, vi mạch thận; phụ thuộc insulin ngay từ đầu.
Đái tháo đường týp I có liên quan đến yếu tố HLA, nhất là có sự hiện diện các kháng thể kháng men khử carboxyl của acid glutamic (GAD/glutamic acid decarboxylase) hay kháng thể kháng tế bào đảo.
ĐTĐ typ I tự miễn tiềm tàng ở người trưởng thành có tiến trình huỷ hoại tế bào đảo tuỵ do tự miễn chậm, xảy ra ở người lớn tuổi, biểu hiện lâm sàng như typ 2, tiến triển chậm đến lúc phụ thuộc insulin do thiếu hụt tiết insulin gần như tuyệt đối, có kháng thể kháng GAD dương tính. Thường có phối hợp với một số bệnh tự miễn khác.
2. ĐTĐ Typ II: nhẹ
Thường xảy ra ở người lớn tuổi trên 40 tuổi, có tính gia đình.
Bệnh thường gặp ở người béo. ĐTĐ týp 2 thường không phụ thuộc insulin ngoại sinh (đề kháng insulin).
Rối loạn tiết insulin: Insulin được tiết chậm và không tương xứng với mức tăng của Glucose máu.
Bệnh phát triển từ từ trong nhiều năm, khởi đầu thường không rõ ràng, thể trạng béo hay bình thường. Phát hiện bệnh nhờ các biến chứng về mạch máu lớn: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, tăng huyết áp, hoặc các nhiễm khuẩn lâu lành, hoặc qua các xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét