CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THIẾU MÁU
1. Nhận định
1.1. Nhận định bằng cách hỏi bệnh nhân
- Chóng mặt, hồi hộp khi nào?
- Có đau đầu không
- Chế độ ăn uống trước đó?
- Có chán ăn, buồn nôn, nôn không?
- Có đau ở vùng thượng vị không? Có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng không?
- Khó thở khi gắng sức hay khó thở liên tục.
- Màu sắc nước tiểu như thế nào? thẫm hoặc đen.
- Có đi ngoài ra máu tươi không? hoặc đi ngoài có phân đen không để biết được bệnh nhân thiếu máu từ khi nào?
- Bệnh nhân có bị bệnh trĩ không?
- Nếu bệnh nhân là phụ nữ: hỏi bệnh nhân có bị rong kinh không?
- Nghề nghiệp của bệnh nhân: tiếp xúc chất độc, nông dân tiếp xúc với phân tươi dễ bị thiếu máu do giun móc.
- Các thuốc đã sử dụng?
- Diễn biến của bệnh như thế nào: có nặng lên hay từng đợt tự lui bệnh
1.2. Nhận định bằng quan sát
- Nhận thấy bệnh nhân mệt mỏi, kích thích hay hôn mê.
- Da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay khô lõm.
- Chảy máu ngoài da: vết hoặc nốt xuất huyết, nốt tím ở chỗ tiêm.
- Loét ở trong họng và mồm.
- Khó thở khi gắng sức hay khó thở liên tục, biểu hiện:
+ Cánh mũi phập phồng
+ Co kéo cơ hô hấp.
- Tình trạng phù của bệnh nhân.
- Số lượng và mà sắc của nước tiểu
1.3. Nhận định bằng thăm khám
- Dấu hiệu sống: mạch nhanh, huyết áp có thể hạ và thân nhiệt có thể tăng.
- Khám hạch: hạch to hay nhỏ, vị trí…
- Khám bụng: tình trạng gan, lách, cổ trướng hay các điểm đau…
- Khám tim: có thể có tiếng thổi tâm thu…
- Khám da và niêm mạc: nhợt nhạt, dấu xuất huyết…
- Các xét nghiệm: công thức máu, chức năng thận, giun móc….
2. Chẩn đoán điều dưỡng
Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể có ở bệnh nhân thiếu máu như sau:
- Chóng mặt do thiếu máu.
- Nhanh mệt, khó thở , giảm khả năng hoạt động khi gắng sức do thiếu máu.
- Nguy cơ suy tim do tăng gánh nặng của tim mà do thiếu máu gây ra
-Thiếu hụt dinh dưỡng do hậu quả của bệnh và do thiếu kiến thức tự chăm sóc
-Thiếu hụt dinh dưỡng do hậu quả của bệnh và do thiếu kiến thức tự chăm sóc
3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thiếu máu mạn tính
- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động, nằm đầu thấp.
- Hỗ trợ bệnh nhân hoạt động bình thường vừa phải tránh gắng sức.
- Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ.
- Vệ sinh hàng ngày.
- Thực hiện y lệnh: thuốc tiêm, thuốc uống và đặc biệt là truyền máu.
- Thực hiên các xét nghiệm cơ bản: máu, nước tiểu, phân…
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và thân nhân về các nguyên nhân và nguy cơ xảy ra khi thiếu máu và các biểu hiện lâm sàng của thiếu máu.
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
4.1. Chăm sóc cơ bản
- Giúp bệnh nhân hoạt động bình thường vừa phải, hạn chế gắng sức.
- Có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi.
- Trấn an cho bệnh nhân.
- Giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ chờ một vài phút rồi đúng dậy đi.
- Giải thích cho thân nhân bệnh nhân rõ tình trạng của bệnh nhân để giảm bớt công việc, trách nhiệm cho người bệnh.
- Giúp bệnh nhân giảm triệu chứng suy tim.
- Cho bệnh nhân thở oxy bằng ống thông mũi (nếu cần).
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng:
+ Chế độ ăn giàu protein, giàu calo: protein 1-1,5g/kg cơ thể, glucid 65- 70% tổng số calo.
+ Các vitamin cần nhiều: B6-B12-C.
+ Nhu cầu về calo vào khoảng 2000-2400 calo/ngày.
+ Cho bệnh nhân ăn nhừ, nhiều sợi xơ, nghiền nát, có nhiều nước dễ tiêu.
- Vệ sinh hàng ngày:
+ Vệ sinh răng, mũi, miệng sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn và phòng bội nhiễm. Hàng ngày phải lau người, tay chân bằng nước ấm.
+ Vệ sinh mắt: rửa bằng khăn riêng, 1-2 lần /ngày, nhỏ mắt bằng cloramphenicol 0,4% rửa từ đuôi mắt đến đầu mắt bằng nước sạch.
+ Sáng và tối trước khi đi ngủ lau răng sạch hoặc đánh răng cho bệnh nhân bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc cho bệnh nhân súc miệng bằng nước oxy già 12 thể tích, chấm các vết loét bằng glycerin borat (nếu bệnh nhân không tự làm được).
4.2. Thực hiện y lệnh của bác sỹ
- Truyền máu đồng nhóm toàn phần hay hồng cầu khối là một chỉ định cần thiết và quan trọng để giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng.
- Các loại thuốc tiêm, thuốc uống.
- Trước khi tiêm truyền phải thực hiện 5 đúng, phản ứng tại giường. Khi truyền máu phải theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện các tai biến và báo bác sỹ kịp thời xử lý.
- Thực hiện các xét nghiệm cơ bản:
+ Máu: công thức máu, định lượng bilirubin máu, fibrinogen, máu chảy, máu đông, nhóm máu.
+ X quang tim phổi.
+ Tuỷ đồ, huyết đồ, hạch đồ.
+ Nước tiểu: tìm Hb niệu.
+ Phân: tìm giun móc.
4.3. Theo dõi bệnh nhân
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 2 lần /ngày hoặc theo chỉ định của bác sỹ.
- Theo dõi chảy máu: chảy máu cam, máu lợi, màng tiếp hợp mắt, vết, nốt xuất huyết…
- Theo dõi các triệu chứng lâm sàng của thiếu máu.
- Theo dõi tinh thần bệnh nhân.
- Theo dõi số lượng hồng cầu (qua xét nghiệm).
- Theo dõi phân, chất nôn.
- Theo dõi tình trạng bụng, các hạch ngoại biên.
- Ngoài ra còn theo dõi nước tiểu, điện tâm đồ, cân nặng, chiếu chụp tim phổi.
4.4. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và thân nhân
- Cần có chế độ lao động, nghỉ ngơi đúng sau khi khỏi bệnh.
- Cần có chế độ ăn uống giàu protein, giàu calo, ăn thức ăn nhiều chất sắt.
- Lựa chọn công việc thích hợp.
- Hướng dẫn cho bệnh nhân biết chu kỳ của giun móc để phòng bệnh.
- Tránh ăn uống nhiều những chất kích thích như: rượu, ớt, hạt tiêu. Ăn hoa quả: chuối, cam, nho, dưa hấu… Ăn rau: rau muống, rau dền, đậu, giá, đỗ…
- Tránh mắc bệnh trĩ.
5. Đánh giá quá trình chăm sóc
Sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện các kế hoạch chăm sóc và so sánh với nhận định ban đầu để đánh giá tình hình hiện tại.
- Dấu hiệu sống của bệnh nhân.
- Da và niêm mạc trở lại bình thường
- Bệnh nhân mệt, chóng mặt và hồi hộp.
- Tình trạng sốt.
- Tình trạng xuất huyết.
- Các kết quả xét nghiệm trở lại bình thường sau điều trị.
- Đánh giá xem chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng nhu cầu bệnh nhân hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét