Our Blog

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

iCoolings

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ XUÁT HUYẾT TIÊU HOÁ

1. Nhận định
1.1. Nhận định bằng cách hỏi bệnh
Đứng trước một bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá người điều dưỡng cần hỏi:
- Nôn ra máu hay đi ngoài ra máu?
- Nếu bệnh nhân nôn ra máu thì phải hỏi:
+ Trước khi nôn ra máu có uống thuốc gì không?
+ Máu tươi hay bầm đen?
+ Máu có lẫn thức ăn không?
+ Trước khi nôn ra máu có dấu hiệu báo trước gì không?
+ Số lượng máu nôn ra và thời gian nôn ra máu như thế nào?
- Nếu bệnh nhân đi ngoài ra máu thì hỏi:
+ Bệnh nhân đi ngoài ra máu tươi từ bao giờ?
+ Tính chất của máu có ở phân: máu tươi hay máu cục?
+ Máu ra trước phân, cùng với phân, hay máu ra sau phân?
+ Máu có lẫn chất nhầy hay mủ không?
+ Máu đen hay máu tươi?
+ Số lượng nhiều hay ít?
- Trước khi nôn ra máu, đi ngoài phân có máu, có lao động nặng gì không?
- Có lo lắng gì không?
- Có sốt không?
- Có đau bụng khi nôn hoặc khi đại tiện không?
- Có bị bệnh lý dạ dày hay tá tràng không?
- Các thuốc đã sử dụng và các bệnh đã mắc trước đó
1.2. Quan sát bệnh nhân, cần chú ý:
- Tình trạng tinh thần
- Tình trạng toàn thân
- Tính chất của chất nôn và phân
- Tư thế chống đau
1.3. Thăm khám bnh nhân
- Lấy dấu hiệu sống: chú ý mạch và huyết áp.
- Khám bụng: chú ý vùng thượng vị.
- Thăm trực tràng nếu có chỉ định.
- Xem xét các xét nghiệm nếu có.
1.4. Nhận định qua thu thập các dữ liệu khác
- Qua hồ sơ và các phiếu xét nghiệm
- Sử dụng các thuốc và cách sử dụng thuốc
- Qua gia đình bệnh nhân
2. Chẩn đoán điều dưỡng
Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể có ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:
  1. Chóng mặt do mất máu.
  2. Chảy máu do loét dạ dày tá tràng.
  3. Lo lắng do tình trạng bệnh cấp và nặng.
  4. Chảy máu do viêm loét polyp trực tràng.
  5. Dinh dưỡng không đáp ứng do không thực hiện chế độ ăn đúng
  6. Bệnh nhân đau vùng thượng vị do tăng tiết dịch vị
3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Cho bệnh nhân nhịn ăn, nằm yên tĩnh trong 24 giờ đầu.
- Trấn an bệnh nhân.
- Thực hiện các y lệnh kịp thời và chính xác.
- Theo dõi và phát hiện có tình trạng mất máu nặng.
- Hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách theo dõi và chăm sóc.
2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
2.4.1. Chăm sóc cơ bản
- Bệnh nhân phải nằm tại giường, đầu không kê gối. Phòng nghỉ yên tĩnh
- Động viên để bệnh nhân yên tâm, tránh lo lắng
- Cho bệnh nhân thở oxy nếu tình trạng chảy máu nặng có choáng
- Đặt catheter và truyền giữ mạch bằng nước muối đẳng trương
- Đặt ống thông dạ dày tá tràng hút hết máu đông trong dạ dày, đồng thời theo dõi tình trạng chảy máu qua ống thông.
- Đi đại tiện tại giường để theo dõi tính chất phân
- Khi hết nôn ra máu cho bệnh nhân ăn nhẹ: sữa, cháo, súp…
4.2. Thực hiện y lệnh
- Thực hiện các thuốc cho bệnh nhân theo y lệnh một cách khẩn trương
- Lấy máu xét nghiệm theo y lệnh, chụp X quang
- Phụ giúp đặt catheter đo áp lực tĩnh mạch trung tâm khi có chỉ định
4.3. Theo dõi bệnh nhân
- Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở 30 phút một lần nếu bất thường báo bác sĩ xử trí kịp thời
- Theo dõi tình trạng tinh thần của bệnh nhân.
- Đo lượng nước tiểu để phát hiện triệu chứng thiểu niệu hoặc vô niệu.
- Theo dõi tình trạng nôn và tính chất của chất nôn.
- Theo dõi tình trạng đau bụng và tính chất của phân (màu sắc, số lần, số lượng máu và phân của bệnh nhân)
- Theo dõi việc sử dụng thuốc.
- Theo dõi tình trạng toàn thân để phát hiện sớm tình trạng mất máu (da niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp thấp, chóng mặt…)
4.4. Giáo dục sức khoẻ
- Phòng và tránh bị bệnh bằng cách lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng.
- Không nên uống rượu, cà phê nhiều.
- Sử dụng các thuốc kháng viêm hợp lý và đúng cách.
- Phát hiện sớm các bệnh lý ở đường tiêu hoá và điều trị triệt để.
- Phát hiện sớm các dấu hiệu xuất huyết tiêu hoá và tích cực điều trị.
5. Đánh giá quá trình chăm sóc
Đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá được đánh giá chăm sóc tốt khi:
- Bệnh nhân được nghỉ ngơi yên tĩnh, an tâm điều trị
- Tình trạng chảy máu giảm hoặc mất
- Các dấu hiệu sống ổn định
- Lượng nước tiểu tăng lên
- Bệnh nhân được cho ăn, uống theo chế độ hợp lý.
- Nguyên nhân gây xuất huyết được giải quyết.
- Thực hiện các y lệnh của bác sĩ khẩn trương, đầy đủ, chính xác
- Khi ra viện, bệnh nhân được hướng dẫn cách phát hiện sớm nhất tình trạng xuất huyết tiêu hoá và các nguyên nhân có thể gây xuất huyết tiêu hoá.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 điều dưỡng tphcm All Right Reserved MyBloggerLab

Hình ảnh chủ đề của http://dailyexpress24h.com/. Được tạo bởi Blogger.